Lợn rừng là giống lợn lông đen, mõm dài, khi trưởng thành trọng lượng khoảng 30 - 40 kg, thường nuôi thả rông. Khi lợn rừng sinh ra, đàn con lại tiếp tục đi rông theo mẹ, tự tìm kiếm thức ăn là chính. Lợn chịu sự đào thải khắc nghiệt của tự nhiên, nên con nào tồn tại được đều chắc, khỏe, thit lợn rừng chắc, thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Rất tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Lợn rừng hay còn gọi là heo rừng có vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, răng nanh phát triển mạnh. Lợn rừng hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn thể hiện tính hoang dã..., thích sống thành bầy đàn nhỏ vài ba con, lợn đực thường thích sống một mình. Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ... lợn rừng hay hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ...
Theo nghiên cứu thì lợn rừng có tới 36 giống và được phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi. Ngày nay, lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu có các loại như heo rừng Thái Lan, heo rừng Việt Nam và con lai giữa heo rừng và lợn địa phương.
Đặc điểm nhận dạng thịt lợn rừng:
- Da dày, màu vàng.
- Một lỗ chân lông có 3 lông cứng.
- Thịt nạc đỏ, ít mỡ.
Thịt lợn rừng có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon miệng,để ăn cũng hay mà đãi khách cũng thú:
1.Thịt lợn rừng hấp xả: Trong những món đặc sản từ thịt lợn rừng, phổ biến nhất vẫn là thịt lợn rừng hấp sả vừa làm miếng thịt lợn thêm thơm ngon vừa lôi cuốn người dùng. Cách chế biến thịt lợn rừng hấp cũng khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm
-Chuẩn bị :
+Thịt lợn rừng : 500g
+Xả 5 củ
+Nước cốt dừa
+Hạt dồi
+Rau mùi
+Dầu hào mắm muối đầy đủ
-Chế biến:
+Thịt lợn rừng rửa sạch, ướp cùng hạt dổi, dầu hào, hạt nêm và sả đã được băm nhỏ từ 1 đến 2 tiếng.